Hà Nội: Quy hoạch nghĩa trang phải đặc biệt quan tâm đến dân nghèo

(Dân trí) – Theo Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng, một số doanh nghiệp đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang, tuy rất đẹp nhưng giá quá đắt nên chỉ người giàu mua được. Người nghèo đặc biệt là người dân nghèo đô thị không thể tiếp cận, gây nên áp lực cho Thủ đô.

Theo thống kê của Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội, Hà Nội hiện có 2362 nghĩa trang với quy mô 2.740 ha, trong đó có 6 nghĩa trang tập trung (gồm Yên Kỳ, Vĩnh Hằng, Thanh Tước, Mai Dịch, Văn Điển, Sài Đồng, không bao gồm nghĩa trang liệt sỹ Nhổn, Ngọc Hồi), 3 nghĩa trang tập trung huyện (Hà Đông, Sơn Tây và Xuân Đỉnh) và 2353 nghĩa trang thôn, xã.
Không ít nghĩa trang nằm xen kẽ trong các khu dân cư (ảnh minh họa)
Không ít nghĩa trang nằm xen kẽ trong các khu dân cư (ảnh minh họa)

Đa số các nghĩa trang cấp quốc gia và TP đều được xây dựng cách đây 40-50 năm, không có hệ thống xử lý nước rỉ nghĩa trang (trừ nghĩa trang Thanh Tước).
Các nghĩa trang xã, thôn xây dựng không theo quy hoạch, nằm rải rác ở các thôn, xóm theo cụm dân cư, xen kẽ đất trồng lúa, hoa màu, có nghĩa trang còn nằm ở khu vực ngập úng, khu đất xói mòn ven sông…
Hà Nội hiện có 21 nhà tang lễ, xây dựng từ năm 1959 đến nay, quy mô nhỏ hẹp, không đảm bảo khoảng cách cách ly vệ sinh môi trường, cự ly di chuyển đến nghĩa trang tập trung lớn, cơ sở vật chất phục vụ tang lễ trong các bệnh viện rất thiếu thốn.
Để giải quyết những tồn tại nêu trên, trong Quy hoạch nghĩa trang thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã đề xuất quản lý nghĩa trang cần được phân theo vùng địa lý, đồng thời phát triển nghĩa trang tập trung mới ở các khu vực: khu vực Bắc sông Hồng: các khu đô thị huyện Đông Anh sử dụng hỏa táng tại nghĩa trang tập trung TP (xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh), nghĩa trang tập trung huyện (xã Vân Hà, Đông Anh); nghĩa trang Minh Phú ngoài phục vụ cho khu đô thị Sóc Sơn còn phục vụ nhu cầu cải táng và quy tập mộ di chuyển của các đô thị Bắc và Đông Hà Nội khi nghĩa trang Đông Anh và Thanh Tước hết quỹ đất.
Đối với khu vực phía Đông sông Hồng (Long Biên, Gia Lâm), mộ di dời và chôn mới sẽ chuyển đến nghĩa trang xã Trung Màu (Gia Lâm); khu vực phía Nam mộ di dời và chôn mới sẽ chuyển đến nghĩa trang Chuyên Mỹ (Phú Xuyên), đến khi nghĩa trang này hết khả năng an táng sẽ mai táng tại Vĩnh HằngYên Kỳ 2; khu vực phía Tây và đô thị trung tâm chuyển đến nghĩa trang Vĩnh HằngYên Kỳ 2 (Ba Vì), nghĩa trang Trần Phú (huyện Chương Mỹ).
Nghĩa trang Quốc gia sẽ được bố trí tại xã Yên Trung, huyện Thạch Thất. Các cơ sở hỏa táng sẽ được xây dựng trong nghĩa trang tập trung của TP. Ngoài ra, TP đã chỉ đạo xác định địa điểm xây dựng cơ sở hỏa táng tại huyện Chương Mỹ và Đông Anh.
Đồng thời, 6 nghĩa trang đã hoặc sẽ đóng cửa trước năm 2015, trồng cây xanh cách ly, cải tạo thành công viên nghĩa trang, gồm Mai Dịch 1, Xuân Đỉnh, Hà Đông, Văn Điển, Yên Kỳ 1 và Sài Đồng.
Các nghĩa trang nông thôn nằm phân tán, quy mô nhỏ, không đủ khoảng cách cách ly hoặc nằm trong quy hoạch sử dụng đất phải có kế hoạch đóng cửa, trồng cây xanh cách ly, khi có nhu cầu sử dụng đất có thể di chuyển đến nghĩa trang tập trung ở các vùng theo quy hoạch.
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, thời gian qua, một số doanh nghiệp đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang, tuy rất đẹp nhưng giá quá đắt nên chỉ người giàu mua được. Người nghèo đặc biệt là người dân nghèo đô thị không thể tiếp cận, gây nên áp lực cho Thủ đô.
Chính vì vậy, Bộ trưởng cho biết: Quy hoạch nghĩa trang của Thủ đô Hà Nội phải đặc biệt quan tâm đến người dân nghèo. Cần đề xuất phương án quản lý hợp lý, đồng thời cân đối nguồn lực thực hiện quy hoạch,… để mọi người dân, đặc biệt là người dân nghèo đô thị, khi người thân mất, tiếp cận đất được dễ dàng và bộ mặt đô thị trở nên đẹp hơn.

Lan Hương dantri.com.vn

Bài viết liên quan

Trực dự án - Tham quan 078 328 4444