Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát

Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát được xây dựng trên ngọn đồi Kim Quy trong khuôn viên Công viên Tưởng niệm Thiên Đức với chiều cao 12,8m, nằm giữa trục Thần Đạo, hai bên là hành lang 500 vị Tôn giả được thiết kế tinh xảo, đứng giữa trời xanh như đang phổ độ, bảo vệ các vong linh đang yên nghỉ tại đây . Cuối năm 2016 thể theo nguyện vọng và góp ý của khách hàng cũng như các chư vị Phật Tử, Công viên Tưởng niệm Thiên Đức thay đổi Y – Mão – Tích trượng để Ngài có Hóa thân như ngày hôm nay.

Bồ tát Địa Tạng là ai?

Bồ tát Địa Tạng tục danh tên là Kim Kiều Giác (Kim Kyo-gak), sinh vào thế kỷ thứ VII, năm 696 TL, tại nước Tân La (Silla), hiện nay là Hán Thành, thuộc Nam Hàn. Bồ tát Địa Tang là một trong sáu vị Bồ tát của Phật giáo Đại thừa. Năm vị còn lại là Quán Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Phổ Hiền Bồ tát và Di Lặc Bồ tát.

Bồ tát Địa Tạng là một vị Bồ tát đại từ đại bi thệ nguyện độ thế rất rộng lớn. Ngài là giáo chủ của cõi U Minh. Địa là đất. Tạng là trùm chứa. Bồ tát có lập đại nguyện tế độ tất cả chúng sinh cũng như đất là nơi nương tựa cho muôn sự muôn vật nên gọi là Địa. Cũng có người lý giải nghĩa của chữ “Địa” nương theo Kinh Địa Tạng có viết: “U Minh Giáo Chủ Bổn Tôn Địa Tạng Bồ tát Ma Ha Tát”. Vì cách sử dụng từ ngữ trong kinh điển hết sức sát nghĩa và rõ ràng nên “Bổn” là Bổn tâm, “Tôn” là tôn quý, “Địa” là tâm địa, “Tạng” là Như Lai tạng. Như vậy, chỉ có Bổn tâm mới là tôn quý nhất, đó là kho Như Lai tạng tâm địa. Chỉ có Bổn tâm mới làm chủ được cõi u minh, tức là làm chủ cõi địa ngục tham – sân – si của chính mình. Địa Tạng Bồ – tát được biết đến bời lời nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi Phật Thích-ca-Mâu-ni nhập Niết-bàn cho đến khi Bồ-tát Di Lặc hạ sanh và nguyện không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trống rỗng. Do đó, Địa Tạng thường được xem như là vị Bồ tát của chúng sanh dưới địa ngục hay là giáo chủ của cõi U Minh.

Bồ tát Địa Tang tu hành ở núi Cửu Hoa Sơn 75 năm. Thọ đến 99 tuổi. Suốt thời gian tu khổ luyện ở đây, Ngài không hề trở về nước Đại Hàn. Ngài nhập Niết bàn vào ngày 30 tháng 7 năm Đường Khai Nguyên thứ 26. Ba năm sau khi Ngài viên tịch, thì tọa quan của Ngài tự động mở cửa. Và trong đó thi thể và dung mạo của Ngài y hệt như người sống. Tay chân vẫn mềm dẻo như có thể di chuyển được.

Nhằm giúp khách hàng tham quan mô hình công viên nghĩa trang hiện đại – xu hướng mới của cuộc sống văn minh tại Công viên Tưởng niệm Thiên Đức, thứ 7 & chủ nhật hàng tuần, Thiên Đức tổ chức tham quan miễn phí, tất cả các chi phí di chuyển đều do Thiên Đức đài thọ.
Qúy khách quan tâm và đăng ký tham quan, vui lòng liên hệ theo hotline: 078.328.4444

Bài viết liên quan

Trực dự án - Tham quan 078 328 4444