Trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay, quy đất còn lại thường được ưu tiên đầu tư thành các khu công nghiệp, khu dân cư góp phần phát triển kinh tế. Như vậy, không chỉ riêng các thành phố lớn hiện nay, việc quy hoạch một nghĩa trang dành cho những người quá cố là rất khó khăn, bởi nguồn quỹ đất ít ỏi và đắt đỏ.
Một ví dụ điển hình cho tình trạng thiếu quỹ đất quy hoạch nghĩa trang trầm trọng là tại thôn Cây Đa, xã Thành long, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang nơi có khoảng trên 100 hộ dân sinh sống bên những cánh rừng bạt ngàn, cũng không thể tìm đâu ra một khu đất để chôn cất người chết. Thậm chí, có gia đình còn chôn cất người thân ngay cạnh khu vực đang sinh sống, vừa gây mất vệ sinh, vừa làm ảnh hưởng đến mỹ quan thôn xóm. Đau lòng nhất là có trường hợp phải gửi xác người chết về tận tỉnh khác để mai táng vì thôn không có nghĩa trang. Ở một nơi xa thủ đô như vậy, đất cho nghĩa trang đã khó thì hiện tại ở thủ đô, để tìm được một phần đất mộ cho người thân thật sự là một thách thức lớn.
Hiện trạng này cũng đang đặt ra một bài toán khó cho lãnh đạo thành phố. Một số nghĩa trang thành phố được xây mới hay mở rộng như: Yên Kỳ, Bất Bạt,… tuy nhiên dự kiến khai thác cũng chỉ được trong vòng 2 đến 3 năm tới. Dự án công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên được đưa vào khai thác như một lời giải hay cho bài toán khó mà lãnh đạo thành phố đang băn khoăn. Khả năng khai thác lớn, quy hoạch theo hướng văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ nét truyền thống dân tộc, công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên hiện tại đang đi tiên phong trong lĩnh vực này.