Nghĩa trang Vĩnh Hằng

Nghĩa trang Vĩnh Hằng nằm trên địa bàn xã Vật Lại huyện Ba Vì, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 60km, đã chính thức đi vào hoạt động năm 2003. Tại đây có hai hình thức an táng: hung táng 3 năm và an táng vĩnh viễn.
Rộng hơn 20ha, công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng là nơi an táng cho ngời mất trên địa bàn thành phố Hà Nội, kể cả cán bộ trung cấp và cao cấp khi có nhu cầu.
Từ giữa năm 2010, nghĩa trang Vĩnh Hằng đã được mở rộng thêm và xây dựng để phục vụ cho việc tiếp nhận hung táng sau khi Hà Nội ngừng an táng theo hình thức hung táng tại nghĩa trang Văn Điển. Như vậy nghĩa trang Vĩnh Hằng được chia làm hai khu vực: Một khu dành việc an táng thay cho Văn Điển, khu còn lại dành cho chủ đầu tư là Công ty cổ phần Ao Vua khai thác. Với khu vực thay cho Văn Điển, người dân Hà Nội khi có nhu cầu an táng người thân sẽ đăng ký tại một số địa điểm như 125 Phùng Hưng. Với khu vực do Công ty cổ phần Ao Vua quản lý được chia làm 2 loại là “liền kề” và “biệt thự”
Năm 2010 UBND Thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 29-2010/QĐ-UBND ban hành quy định quản lý, sử dụng và khai thác quỹ đất (dành cho việc an táng một số đối tượng theo yêu cầu của Thành phố) thuộc dự án đầu tư xây dựng, mở rộng nghĩa trang Vĩnh Hằng. Theo đó, TP quy định chiều cao tối đa của ngôi mộ tại công viên Vĩnh Hằng không được quá 2m (tính từ mặt đất); diện tích mộ chôn cất một lần không rộng quá 5m2, mộ cát táng không quá 3m2.
Hình thức an táng tại công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng:
1. An táng vĩnh viễn
2. Cải táng.
Nơi này tiếp nhận 100% số người có hộ khẩu Hà Nội.