Nghĩa trang Yên Kỳ được thành lập từ năm 1963 thuộc xã Phú Sơn huyện Ba Vì – Hà Nội , tổng diện tích là 384.000 m2 với 100.000 ngôi mộ có danh và 20.000 ngôi mộ vô danh.
Nơi đây có vai trò chỉ là nghĩa trang cải táng.
1. Để được nhập mộ tại đây, người dân phải đáp ứng một số điều kiện sau:
a. Người đã mất:
Người dân có hộ khẩu Hà Nội đã mất hiện đang an táng tại các nghĩa trang trên địa bàn Thành phố Hà Nội hoặc bình tro di hài, tiểu cốt đang lưu trữ tại nghĩa trang Văn Điển hoặc đang mai táng (hung táng) tại nghĩa trang Văn Điển.
Tiểu cốt, bình tro tại các công trình xây dựng nhà, xây dựng hạ tầng kỹ thuật…hoặc các nghĩa trang do giải phóng mặt bằng di chuyển theo quy định của cơ quan có thẩm quyền và Thành phố.
b. Đối tượng giải quyết trước (chờ nhập mộ)
Người từ 70 tuổi trở lên (sinh từ năm 1943) – Người mắc bệnh hiểm nghèo không thể chữa trị được (bệnh ung thư, bệnh HIV…) – Người từ 60 tuổi trở lên (sinh từ năm 1953) có vợ hoặc chồng đã mất đang an táng tại các nghĩa trang của Thành phố.
2. Thủ tục hồ sơ
a. Đối tượng đã mất
– Thẻ mộ hoặc thẻ ký gửi bình tro, tiểu cốt hoặc hợp đồng hỏa táng, hợp đồng mai táng tại nghĩa trang Văn Điển.
– Giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền xác nhận đã mất hiện đang an táng tại các nghĩa trang thuộc diện phải di dời.
– Tờ khai đăng ký phần mộ theo mẫu.
b. Đối tượng giải quyết trước (chờ nhập mộ)
– Giấy tờ của người thân (vợ hoặc chồng) chứng minh hiện đang an táng tại nghĩa trang của Thành phố. – Giấy tờ chứng minh là vợ chồng hợp pháp.
– Giấy tờ chứng minh độ tuổi người chờ nhập mộ (CMTND hoặc hộ khẩu).
– Giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền xác nhận hiện đang mắc bệnh hiểm nghèo không thể chữa trị được (ung thư, HIV…)
– Tờ khai xin đăng ký phần mộ (theo mẫu)
*Lưu ý: Người dân khi đến làm thủ tục nhập mộ cần mang theo giấy tờ bản chính và một bản photo có công chứng để đối chiếu.
– Với quy hoạch ban đầu, giữa các hàng mộ có lối đi ngang dọc, tuy nhiên thực tế các chân mộ xây bè ra hầu như không còn chỗ đặt chân cho cỏ mọc.
– Mặc dù đã được chia thành hàng lối và đánh số cẩn thận từ khi mới thành lập nhưng vì quá nhiều mộ lại giống nhau con cháu đi thăm rất khó tìm được phần mộ người thân giữa lòng thành phố của người mất.
– Tính đến thời điểm năm 2012, nghĩa trang Yên Kỳ có khoảng 80.000 mộ và khoảng 20.000 ngôi mộ vô danh và vắng chủ. Hơn 20.000 ngôi mộ này hiện nằm rải rác sáu khu khác nhau, từ nhiều nơi đưa đến nhưng chủ yếu nằm trong khu vực Hà Nội.
– Khu vực nghiên cứu Nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn đầu) nằm trên địa bàn xã Phú Sơn và xã Thái Hòa thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội) có tổng diện tích khoảng 203,18 ha, phía Bắc giáp đất nông nghiệp xã Phú Sơn và xã Thái Hòa, trường Trung cấp kỹ thuật công binh; phía Tây, Tây Nam giáp hành lang bảo vệ sông Đà, đất nông nghiệp và khu dân cư xã Phú Sơn; phía Đông, Đông Nam giáp Nghĩa trang Yên Kỳ cũ và tuyến giao thông đối ngoại Quốc lộ 32 đi hồ Suối Hai (dự kiến); phía Nam giáp đất nông nghiệp, khu dân cư xã Phú Sơn, tỉnh lộ 411C.