Tượng Phật Nhập Niết Bàn tại Công viên Tưởng niệm Thiên Đức có chiều dài 56m, cao 23m, được tạo dựng bởi đôi bàn tay tài hoa của nghệ nhân Thụy Lam và là một trong những tượng phật lớn nhất miền Bắc. Khu vực đón tiếp khách được thiết kế hiện đại, sang trọng nằm dưới thân tượng Phật Nhập Niết Bàn chính là điểm đón tiếp Qúy khách đến Công viên Thiên Đức
Đức Phật niết bàn
Từ khi thành đạo dưới gốc cây Bồ Đề cho đến ngày nhập diệt, trải qua một thời gian 49 năm, Đức Phật đã đi khắp xứ Ấn Độ rộng lớn bao la, hết nước này đến nước khác. Hễ chỗ nào có chân Ngài giẫm đến là ánh Đạo vàng bừng tỏa huy hoàng.
Ròng rã 49 năm như thế, hạt giống từ bi được Ngài tinh tấn gieo khắp các xứ ở Ấn Độ. Từ Bắc chí Nam, từ Đông sang Tây, từ rừng núi đến đồng bằng, không nơi nào là Ngài không đặt chân đến hay truyền đệ tử đến thay Ngài để hóa độ chúng sanh. Ở đâu Ngài và các đệ tử cũng được nhân dân, từ vua đến dân, từ giàu đến nghèo, từ già đến trẻ, từ phái nam đến phái nữ, đổ xô ra đón tiếp Ngài, vui thú được tắm gội trong ánh sáng Trí Tuệ và nước Từ Bi do Ngài tưới xuống. Ở đâu có ánh Đạo vàng đến thì tà giáo và ngoại giáo lui xa dần, tan biến như những làn mây, như những bóng tối, tan biến trước bình minh đang lên. Giọng thuyết pháp của Ngài có cái oai lực như tiếng sư tử rống, làm cho cầm thú phải khiếp phục, như tiếng hải triều lên, lấn át tất cả bao nhiêu tiếng tỉ tê của côn trùng, chim chóc.
Đạo Bồ Đề từ đấy đã ăn sâu gốc rễ trên bán đảo Ấn Độ bao la và trở thành một tôn giáo chính của các nước lớn nhỏ thời bấy giờ tại Ấn Độ. Đức Phật sau khi tự giác, đã giác tha và đến đây giác hạnh của Ngài đã viên mãn.
Khi giác hạnh của Ngài đã viên mãn thì Phật đã 80 tuổi. Đến đây, sắc thân tứ đại của Ngài cũng theo luật vô thường mà biến đổi, yếu già. Năm ấy Ngài vào hạ ở rừng Sa La trong xứ Câu Ly, cách thành Ba La Nại chừng 129 dặm.
Một hôm, Ngài đi thuyết pháp ngang qua một khu rừng, gặp một người làm nghề đốt than, ông Cunda, thỉnh Ngài về nhà để thọ trai. Ngài im lặng cùng các đệ tử đi theo ông. Đến nhà, ông Cunda dọn ra cúng dường Ngài một bát cháo nấm, thường gọi là nấm heo rừng, vì thứ nấm này rất được giống heo rừng ưa thích.
Thụ trai xong, Phật cùng các đệ tử lại từ giã ông Cunda ra đi. Được một khoảng đường, Ngài giao bình bát cho ông A Nan và truyền treo võng lên trong rừng cây Sa La để Ngài nằm nghỉ. Ngài nằm xuống võng giữa hai cây Sa La, đầu trở về hướng Bắc, mình nghiêng về phía tay phải, mặt xây về phía mặt trời lặn, hai chân tréo vào nhau.
Nghe tin Ngài sắp nhập Niết Bàn, dân chúng quanh vùng đến kính viếng rất đông, trong số ấy có một ông già ngoài tám mươi tuổi, tên Tu Bạt Đà La đến xin xuất gia thọ giới Sa Di với Ngài. Ngài hoan hỷ nhận lời. Đó là người đệ tử chót trong đời Ngài.
Đức Phật đã nhập Niết Bàn nhưng gương sáng của đời Ngài vẫn còn chiếu sáng rực trước mắt chúng ta. Suốt một đời, trong 80 năm trời, không một lúc nào Ngài xao lãng mục đích tối thượng là hóa độ chúng sanh đang trầm luân trong bể khổ. Khi còn tại gia, Ngài là người ở trong địa vị có diễm phúc nhất, cao nhất của người đời, thế mà Ngài vẫn không màng tưởng đến; khi vào trong đạo, Ngài là người ở trong địa vị cao chót vót của Đạo, thế mà Ngài vẫn không chịu ở yên trong địa vị ấy, lại vất vả duỗi rong trên mọi nẻo đường bụi bặm, gai góc để đưa dắt chúng sanh lên con đường hạnh phúc an vui và giải thoát hoàn toàn. Lòng thương của Phật thật là vô lượng, ân đức của Phật thật vô biên.
Sự hy sinh cao cả, lòng từ bi rộng lớn, trí tuệ sáng suốt, ý chí dũng mãnh của Ngài không những là bao nhiêu gương sáng cho riêng hàng Phật tử, mà còn cho tất cả mọi người.
Để chiêm ngưỡng Tượng Phật Niết Bàn tại Công viên Tưởng niệm Thiên Đức, thứ 7 & chủ nhật hàng tuần, Thiên Đức tổ chức tham quan miễn phí, tất cả các chi phí di chuyển đều do Thiên Đức đài thọ.
Qúy khách quan tâm và đăng ký tham quan, vui lòng liên hệ theo hotline: 078.328.4444