Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh đã chủ trì họp với các sở, ngành, UBND các huyện về tình hình thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án nghĩa trang, nhà hỏa táng thuộc danh mục các dự án trọng điểm của TP giai đoạn 2011-2015.
Tại buổi làm việc, các cơ sở hỏa táng còn vướng mắc như tại xã Xuân Nộn (huyện Đông Anh) chờ Bộ NN & PTNT chấp thuận địa điểm do nằm ngoài sông Cà Lồ; ở xã Trần Phú (huyện Chương Mỹ), chờ Bộ Xây dựng cập nhật quy hoạch nghĩa trang TP; cơ sở tại xã Phú Minh (Sóc Sơn), đã thống nhất địa điểm, lấy ý kiến của tỉnh Vĩnh Phúc… Các khu vực, vị trí đặt nghĩa trang phải xa khu dân cư như công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên đang triển khai.
Khó khăn tập trung GPMB tại Dự án (DA) Công viên nghĩa trang Yên Kỳ (Giai đoạn 1) có diện tích đất thu hồi là 203,82ha (có 16,72ha đất ở) tại các xã Thái Hòa và Phú Sơn, liên quan đến 706 hộ dân và 2 tổ chức (Trường Trung cấp kỹ thuật Công binh và Công ty chè Á Châu), dự kiến phải bố trí tái định cư cho 150 hộ… Tại đây, Công ty chè Á Châu đề nghị TP cho tiếp tục sản xuất, tuy nhiên đơn vị này đã cho cơ quan chức năng vào kiểm đếm… Đối với DA Công viên tưởng niệm Thiên đường Thanh Tước (huyện Mê Linh), huyện đang phối hợp với Sở QHKT, chủ đầu tư và các đơn vị liên quan triển khai lấy ý kiến về nội dung điều chỉnh của đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án (không làm nhà hỏa táng, nhà lưu tro, cốt, chuyển sang cát táng), thì một bộ phận người dân xã Thanh Lâm chưa chấp thuận, trong đó có cả cán bộ đoàn thể cơ sở, đảng viên… Và cho rằng, DA chưa đủ cơ sở pháp lý quy hoạch xây dựng, không tin tưởng vào mục đích của dự án…
Sau khi nghe ý kiến của các sở, ngành, địa phương, Phó Chủ tịch TP Vũ Hồng Khanh nhấn mạnh, việc chăm lo đời sống của người dân, bao gồm cả người sống và đã khuất là trách nhiệm của chính quyền TP các cấp.
Theo Phó Chủ tịch TP, các DA nghĩa trang, cơ sở hỏa táng có đặc thù liên quan đến yếu tố đất đai, tâm linh, môi trường… nên quá trình lựa chọn địa điểm, TP luôn cẩn trọng và TP mong chính quyền và nhân dân các địa phương, chia sẻ vì lợi ích chúng và sự phát triển TP theo hướng văn minh, hiện đại. Các DA trên đều được thực hiện trên cơ sở Quy hoạch chúng xây dựng Thủ đô (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) và các quy định của các bộ, ngành liên quan. Tương tự việc lựa chọn chủ đầu tư, phải bảo đảm năng lực, có chuyên môn, nghiệp vụ, bởi vậy, không có chuyện lợi ích riêng.
Trên tinh thần đó, Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh, đề nghị các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, nhất là huyện Mê Linh, huyện Ba Vì, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để cán bộ, đảng viên hiểu rõ chủ trương và mục đích của TP để cùng thực hiện, đồng thời ghi nhận kiến nghị và giao chính quyền địa phương và các ngành chức năng quan tâm, vận dụng tối đa các cơ chế chính sách thực hiện GPMB có lợi nhất cho người dân cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, cơ sở xã hội, đầu tư xây dựng nhà văn hóa… Đồng thời, chủ động nắm bắt tình hình địa bàn, lên phương án, tạo điều kiện để người dân nhận tiền đền bù GPMB , trường hợp nào ngăn cản xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, bảo đảm triển khai DA theo tiến độ. Đối với trường hợp Công ty Công ty chè Á Châu thực hiện như quyết định của TP; giao huyện Ba Vì phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan xác định tài sản và đề xuất các cơ chế, chính hỗ trợ người lao động trực tiếp tại đơn vị này theo quy định của TP; đồng thời huyện phối với Sở Quy hoạch – Kiến trúc xác định địa điểm, đầu tư xây dựng khu tái định cư phục vụ DA.
Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh nhấn mạnh, với các chủ đầu tư (Công ty CP đầu tư hoa Sen Vàng và Công ty CP tập đoàn Xây dựng & Du lịch Bình Minh) cần chủ động phối hợp với các sở, ngành, chính quyền địa phương, nơi có DA, tập trung các nguồn lực, triển khai các phần việc của DA, hạn trước ngày 10/10/2013, phải cơ bản hoàn thành GPMB và công tác chuẩn bị đầu tư để triển khai DA.
Sau khi nghe ý kiến của các sở, ngành, địa phương, Phó Chủ tịch TP Vũ Hồng Khanh nhấn mạnh, việc chăm lo đời sống của người dân, bao gồm cả người sống và đã khuất là trách nhiệm của chính quyền TP các cấp.
Theo Phó Chủ tịch TP, các DA nghĩa trang, cơ sở hỏa táng có đặc thù liên quan đến yếu tố đất đai, tâm linh, môi trường… nên quá trình lựa chọn địa điểm, TP luôn cẩn trọng và TP mong chính quyền và nhân dân các địa phương, chia sẻ vì lợi ích chúng và sự phát triển TP theo hướng văn minh, hiện đại. Các DA trên đều được thực hiện trên cơ sở Quy hoạch chúng xây dựng Thủ đô (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) và các quy định của các bộ, ngành liên quan. Tương tự việc lựa chọn chủ đầu tư, phải bảo đảm năng lực, có chuyên môn, nghiệp vụ, bởi vậy, không có chuyện lợi ích riêng.
Trên tinh thần đó, Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh, đề nghị các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, nhất là huyện Mê Linh, huyện Ba Vì, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để cán bộ, đảng viên hiểu rõ chủ trương và mục đích của TP để cùng thực hiện, đồng thời ghi nhận kiến nghị và giao chính quyền địa phương và các ngành chức năng quan tâm, vận dụng tối đa các cơ chế chính sách thực hiện GPMB có lợi nhất cho người dân cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, cơ sở xã hội, đầu tư xây dựng nhà văn hóa… Đồng thời, chủ động nắm bắt tình hình địa bàn, lên phương án, tạo điều kiện để người dân nhận tiền đền bù GPMB , trường hợp nào ngăn cản xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, bảo đảm triển khai DA theo tiến độ. Đối với trường hợp Công ty Công ty chè Á Châu thực hiện như quyết định của TP; giao huyện Ba Vì phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan xác định tài sản và đề xuất các cơ chế, chính hỗ trợ người lao động trực tiếp tại đơn vị này theo quy định của TP; đồng thời huyện phối với Sở Quy hoạch – Kiến trúc xác định địa điểm, đầu tư xây dựng khu tái định cư phục vụ DA.
Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh nhấn mạnh, với các chủ đầu tư (Công ty CP đầu tư hoa Sen Vàng và Công ty CP tập đoàn Xây dựng & Du lịch Bình Minh) cần chủ động phối hợp với các sở, ngành, chính quyền địa phương, nơi có DA, tập trung các nguồn lực, triển khai các phần việc của DA, hạn trước ngày 10/10/2013, phải cơ bản hoàn thành GPMB và công tác chuẩn bị đầu tư để triển khai DA.
Như vậy tính đến thời điểm này, Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên đi vào hoạt động được hơn 3 năm đã góp 1 phần không nhỏ trong việc giải quyết vấn đề đất mai táng cho người dân Hà Nội.