Ô nhiễm môi trường – mỗi lo hàng đầu trong quy hoạch nghĩa trang

Tại nhiều khu dân cư ở thành phố Hà Nội, các nghĩa trang tự phát mọc lên như nấm và đang ngày càng đe dọa đến môi trường sống của người dân xung quanh gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan ở những khu đô thị cận kề nghĩa trang.
Vào ngày nắng, một thứ mùi khó chịu lan tỏa trong không khí, tràn vào những ngôi nhà nằm sát khu nghĩa trang. Vào mùa mưa, hàng ngàn hộ gia đình sống cạnh các khu nghĩa trang lại khốn đốn vì mùi tanh bốc lên nồng nặc và nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm nặng. Qua xét nghiệm mẫu nước ở một số nghĩa trang trong địa bàn thành phố, viện Pasteur xác định: “nguồn nước tại các khu dân cư gần nghĩa trang có các hóa chất độc hại như lưu huỳnh, phốt pho, axit sunphuric… có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư da, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, viêm gan…” (Vietbao.vn). Ngoài vấn đề về sức khỏe, một số người dân ở các ngôi nhà sống cạnh nghĩa trang cho biết, ngoài việc chịu sự ô nhiễm môi trường, thỉnh thoảng họ bị ám ảnh khi chứng kiến những cảnh “sang cát” cho người chết ở nghĩa trang.

1_copy_1

 

8

 Theo thông tư số: 31/2009/TT-BXD, thì nghĩa trang là đối tượng cần cách ly xa với khu dân cư, cần được quy hoạch đường đi, cây xanh, rào chắn thích hợp, nghĩa trang hung táng phải cách công trình khai thác nước sinh hoạt tập trung ít nhất 5.000 m, cách mép nước của những sông hồ lớn tối thiểu 500 m. Nhưng thực tế, hàng nghìn ngôi mộ trước đây nằm cách xa khu dân cư thì nay bị nhiều khu đô thị mới “xâm lấn”, “khu nhà” của người chết cứ dần dần nằm sát hơn với nhà của người sống, thậm chí chỉ ngăn cách qua bức tường rào cao 2m. Không những thế các nghĩa trang hầu như đều không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải, các khu dân cư, khu đô thị,con sông hứng trọn nước thải của nghĩa trang. Kết quả quan trắc của Trung tâm Quan trắc Môi trường đối với nguồn nước sông Rế từ năm 2011 đến nay cho thấy các chất gây ô nhiễm nước có xu hướng tăng theo thời gian: chất BOD5 tăng từ 1,28 lên lên đến 2,84 lần so với tiêu chuẩn cho phép, COD vượt từ 1,1 đến 3,9 lần, coliform vượt từ 1,2 đến 4 lần giới hạn cho phép.
Đứng trước thực trạng đó, việc quy hoạch nghĩa trang, xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp là giải pháp được đặt lên hàng đầu của các ngành chức năng thành phố. Theo xu hướng phát triển của những khu đô thị văn minh, hiện đại, một công viên nghĩa trang thực sự phục vụ cho người đã khuất cần thay thế cho mô hình dịch vụ nghèo nàn, xuống cấp của các nghĩa trang truyền thống. Nằm xa khu dân sinh, cách trung tâm Hà Nội hơn 50km Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên ở Kỳ Sơn, Hòa Bình do Công tyCP ĐT XD&TM Toàn Cầu đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, trên diện tích 98 ha của 9 quả đồi, có thể tiếp nhận hàng trăm nghìn mộ đảm bảo yếu tố mỹ quan đô thị, quy hoạch đồng bộ và yếu tố an toàn môi trường và đồng thời gìn giữ và phát triển những giá trị về mặt tinh thần, tâm linh. Tại đây, các khu được chia lô, phân khu rõ ràng và có hệ thống thu gom, xử nước thải, môi trường hiện đại với nhiều dịch vụ ý nghĩa để chăm lo cho người quá cố như: Mai táng, cải táng, thiết kế xây dựng, chăm sóc phần mộ định kì, dịch vụ lưu trữ và bảo quản tro cốt, trang điểm cho người chết, cũng giỗ online…. để thay thế cho mô hình dịch vụ nghèo nàn, xuống cấp của các nghĩa trang truyền thống.

Cham soc khuon vien

Như vậy, để Hà Nội thoát khỏi tình trạng ô nhiễm môi trường trong quy hoạch đất nghĩa trang thì bên cạnh giải quyết vấn đề quá tải đất nghĩa trang, lấn đất của các khu đô thị, cần phải đẩy mạnh, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực đất nghĩa trang, biến nó thành “nghĩa trang công viên” để việc chôn cất người quá cố trở thành một nét đẹp văn hóa, bảo vệ môi trường.

www.nghiatranghanoi.com

Bài viết liên quan

Trực dự án - Tham quan 078 328 4444