Đứng trước thực trạng hệ thống nghĩa trang trên địa bàn Hà Nội cạn kiệt đất an táng cho người mất vào năm 2015, UBND thành phố Hà Nội đã thúc đẩy việc xây dựng quy hoạch hệ thống nghĩa trang đến năm 2030 tầm nhìn 2050 và đã được quốc hội thông qua, tuy nhiên trong quá trình triển khai bản quy hoạch đã gặp rất nhiều trở ngại….
Quy hoạch phù hợp và có tầm nhìn
Bản quy hoạch nghĩa trang thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050 được đánh giá là tốt, đảm bao đúng theo khoản 4 điều 1 quyết định số 1995/QD-TTg ngày 2/11/2010, bản kế hoạch này cũng tuân thủ và phù hợp với định hướng phát triển, quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
Trong bản kế hoạch sẽ có 6 nghĩa trang trong khu vực đô thị như Văn Điển, Sài Đồng… sẽ đóng cửa và từng bước trồng cây xanh và cải tạo thành công viên nghĩa trang. Theo bản quy hoạch hệ thống nghĩa trang tập trung mới sẽ nằm chủ yếu ở các khu vực ngoại thành Hà Nội.
Cụ thể khu vực phía bắc Sông Hồng, Đông Anh sử dụng hệ thống nghĩa trang xã Xuân Nộn….. Khu vực phía nam sử dụng sử dụng hệ thống nghĩa trang xã Chuyên Mỹ, khi Chuyên Mỹ hết khả năng phục vụ sẽ chuyển về hệ thống khu vực phía tây như Vĩnh Hằng, Yên Kỳ 2….
Đối với nghĩa trang ở vùng nông thôn trong bản quy hoạch định hướng mỗi xã có từ 1- 2 nghĩa trang, tuy nhiên nghĩa trang ở các xã phải được trồng cây, có khả năng cải tạo và phải đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo cách khu dân cư 100m, không nằm trong đất dự án hoặc trong kế hoạch lấy đất của địa phương.
Bản kế hoạch này đã được viện quy hoạch xây dựng Hà Nội điều tra, khảo sát, đánh giá và xây dựng chi tiết và toàn diện. Bản kế hoạch nếu được triển khai tốt sẽ giải quyết vấn đề về đất nghĩa trang hiện nay của Hà Nội và của cả nước.
Bài toàn chưa có lời giải.
Tuy nhiên khi bản kế hoạch đưa vào thực tế đã gặp rất nhiều khó khắn gặp phải sự phản đối của ngươi dân như dự án.
Dự án xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng tạ xã Xuân Nộn, người dân đã làm đơn phản đối dự án này, mặc cho chính quyền và các cấp xã địa phương cố thuyết phục bằng lý lẽ và đảm bảo vệ sinh môi trường, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn nhưng vẫn bị phản đối và phải tạm ngừng.
Hay như dự án xây dựng nghĩa trang tập trung Minh Phú(Sóc Sơn), mặc dù khi xây dựng nghĩa trang Minh Phú để cải thiện đời sống nhân dân, UBND thành phố đã chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại xã Minh Phú với tổng mức đầu tư là 520 tỷ đồng.
Tuy nhiên dự án vẫn vấp phải sự phản đối của người dân, mặc dù các cấp chính quyền đã vào cuộc quyết liệt vậy mà dự án vẫn chưa được triển khai suôn sẻ.
Trong một cuộc thăm dò ý kiến của người dân về về bản quy hoạch công viên tưởng niện Thanh Tước tại xã Thanh Lâm(huyện Mê Linh), sau khi tổng hợp kết quả thăm dò ý kiến có 94,77% phiếu không đồng ý xây dựng công viên nghĩa trang Thanh Tước.
Trong khi đất nghĩa trang còn đang thiếu, người dân lại bất hợp pháp với những lý lẽ riêng, không biết đến khi nào bài toán về quy hoạch nghĩa trang ở Hà Nội mới có lời giải?